Giấc ngủ là loại thuốc bổ, mỹ phẩm làm đẹp tốt nhất cho con người. Dù có tập luyện, ăn uống kiêng khem bao nhiêu mà không có giấc ngủ tốt thì mọi cố gắng đều vô ích. Vậy bạn cần đi ngủ lúc mấy giờ để loại thần dược này phát huy tác dụng? Hãy cùng khám phá ngay.
21-23h: Thời gian vàng để nâng cao miễn dịch
Đây là lúc hệ bạch cầu lymph – hệ miễn dịch đào thải chất độc. Bạn có thể mát-xa vùng cổ, nách để tuyến hạch bài độc tốt hơn. Đặc biệt, đây là lúc bạn cần nghỉ ngơi thư giãn. Hãy nghe một bài nhạc nhẹ, đọc cuốn sách yêu thích để chuẩn bị cho giấc ngủ tốt nhất.
Trả lời cho câu hỏi đi ngủ lúc mấy giờ, các chuyên gia cho rằng khoảng thời gian từ 22h-23h là thời điểm vàng để bắt đầu chìm vào giấc ngủ đêm, không quá sớm để bạn phải tỉnh ngắt quãng và cũng không quá muộn để hỗ trợ cho sự phục hồi của các cơ quan nội tạng.
23h – 1h sáng: Ngủ sâu cho gan khỏe mạnh
Tỷ lệ người mắc bệnh về gan tại Việt Nam ngày càng tăng. Một phần do chế độ ăn uống không khoa học, một phần do lối sống thiếu lành mạnh, ngủ quá muộn gây ra. Giải thích thêm về việc đi ngủ lúc mấy giờ để cơ thể phục hồi tốt nhất, khoảng thời gian 23h đếm đến 1h sáng là lúc gan hoạt động đào thải mạnh nhất, bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể, bạn cần hoàn toàn thư giãn trong trạng thái ngủ say. Đây là lý do vì sao nếu thức muộn, da của bạn rất dễ sạm và nổi mụn do hoạt động của gan bị ngăn trở.
1-3 sáng: Ngủ sâu để mật bài độc
Bạn biết không? Khi “cú đêm”, không chỉ làn da thâm sạm, các cơ quan nội tạng cũng “khóc thét” vì quá trình bài độc bị gián đoạn. Đây cũng là nguyên nhân của hàng loạt các căn bệnh mãn tính nguy hiểm.
0-4h sáng: Tụy tạo máu trong giấc ngủ say
Những người “cú đêm” thường có làn da nhợt nhạt thiếu sức sống và dễ mắc bệnh thiếu máu.
3-5h sáng: Thời gian bài độc của phổi
Nếu đang mắc các bệnh về đường hô hấp, đây chính là khoảng thời gian bạn có thể bị ho dữ dội do lúc này phổi thực hiện đào thải chất độc có trong phổi ra khiỏ cơ thể.
5-7h sáng: Ruột già bài độc
Sáng ngủ dậy hãy uống một cốc nước ấm. Sau đó cố gắng đi đại tiện để đào thải độc tố từ ruột già ra khỏi cơ thể. Đi vệ sinh vào một khung thời gian mỗi ngày sẽ tạo thói quen cho ruột già và đại tràng, bạn sẽ không cần phải “cố gắng” để đi vệ sinh nữa.
7-9h sáng: Ruột non hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất
Đây là thời gian vàng để ăn bữa sáng. Hãy lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, tốt cho dạ dày. Đảm bảo bữa sáng có đầy đủ chất xơ, protein, tinh bột…
Hãy kỷ luật bản thân để việc đi ngủ- thức dậy vào khoảng thời gian cố định trong ngày trở thành một thói quen. Bạn không cần phải cố gắng để trả lời câu hỏi “đi ngủ lúc mấy giờ” mỗi ngày nữa. Chúc bạn có giấc ngủ lành mạnh và một sức khỏe tốt.